• Giờ đón/trả trẻ : 6h45 - 17h15

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ TỪ 5 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI

1. Bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới trẻ em thế nào?

Đối với hầu hết trẻ em khi mắc COVID-19, hầu hết là bị nhẹ, có thể phải nghỉ học vài hôm để điều trị và thường ít khi dẫn tới biến chứng. Ở một số trẻ, triệu chứng COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài lâu hơn.

Hiện tại, biến thể Omicron dường như gây ra triệu chứng khá nhẹ, chủ yếu là ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, nếu các biến thể mới xuất hiện trong tương lai, cũng chưa thể biết các triệu chứng sẽ như thế nào.

2. Trẻ em nào có nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng?

Trẻ em mắc một số bệnh lý nền, hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn.

Những trẻ thuộc diện nêu trên hoặc trẻ sống chung cùng người suy giảm miễn dịch cũng được khuyên đi tiêm phòng để bảo vệ bản thân và giảm nguy cơ lây nhiễm cho người sống cùng.

Đối với trẻ mắc bệnh lý nền, cha mẹ cũng có thể tham vấn bác sĩ để có tư vấn sức khỏe tốt nhất.

3. Vaccine góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ thế nào?

Vaccine COVID-19 sẽ giảm nguy cơ trẻ nhiễm COVID-19. Tiêm đủ 2 liều vaccine sẽ tạo ra sự bảo vệ lâu dài ngăn biến chứng COVID-19 nặng, kể cả các biến thể mới gây ra các làn sóng dịch trong tương lai.

Vaccine cũng góp phần bảo vệ cơ thể chống lây nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng. Giống như mọi loại thuốc khác, vaccine cũng không hiệu quả tuyệt đối. Một vài trẻ vẫn có khả năng mắc COVID-19 dù đã tiêm phòng, nhưng thường triệu chứng nhẹ và chóng khỏi. Vaccine góp phần ngăn ngừa COVID-19 trở nặng.

4. Về liều vaccine COVID-19 dành cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi

Ở Anh, trẻ em được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer. Liều tiêm dành cho trẻ em chỉ bằng 1/3 so với liều của người lớn hay thanh thiếu niên. Vaccine đã trải qua kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn nhất có thể.

5. Tác dụng phụ của vaccine COVID-19

Tác dụng phụ phổ biến:

Giống như tất cả mọi loại thuốc, vaccine có thể gây ra phản ứng phụ. Phần lớn tác dụng phụ nhẹ, không kéo dài lâu và thậm chí không phải ai cũng bị tác dụng phụ này.

Các tác phụ phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vaccine COVID-19 thường chỉ kéo dài trong vòng 1-2 ngày. Đối với vaccine Pfizer, liều 2 thường thấy rõ tác dụng phụ hơn liều 1.

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

- Đau, cảm giác nặng và khó chịu cánh tay tiêm, thường kéo dài 1-2 ngày.

- Mệt mỏi.

- Đau đầu.

- Ê ẩm người, triệu chứng nhẹ giống cúm.

Sau khi tiêm, trẻ nên được nghỉ ngơi. Trẻ nên nghỉ học 1-2 hôm ở nhà nghỉ ngơi nếu đang trong thời gian đi học.

Cha mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol để giảm đau và hạ sốt nếu trẻ bị sốt, đau đầu, đau cơ (theo hướng dẫn sử dụng về liều dùng cho trẻ em).

Triệu chứng sốt 2-3 ngày là không phổ biến sau tiêm. Nếu trẻ sốt bất thường kéo dài 2-3 ngày, rất có thể trẻ đã bị nhiễm COVID-19 hoặc dấu hiệu trẻ đang mắc một bệnh khác.

Triệu chứng sau tiêm thông thường không kéo dài quá 1 tuần. Nếu các triệu chứng tệ hơn, bạn hãy cho trẻ đi khám hoặc gọi cho đường dây nóng để được tư vấn.

Tác dụng phụ ít gặp:

- Đau ngực.

- Hụt hơi, khó thở.

- Cảm giác nhịp tim đập nhanh, loạn nhịp tim hoặc tim đập thình thịch.

Trong trường hợp này, nếu lo lắng cha mẹ có thể tham vấn bác sĩ hoặc cho trẻ đi khám.

6. Trẻ đã mắc COVID-19 thì nên tiêm vaccine sau bao lâu?

Nếu trẻ mắc COVID-19 thì nên tiêm vaccine sau 3 tháng khỏi bệnh. Mặc dù liều vaccine đầu tiên có tác dụng bảo vệ khá tốt cho trẻ, tiêm đủ 2 liều sẽ giúp bảo vệ lâu hơn.

Khi trẻ nghi nhiễm COVID-19, bạn chưa nên đưa trẻ đi tiêm phòng vội trong khi đợi kết quả xét nghiệm. Nếu trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, thì nên đợi sau 12 tuần mới tiêm vaccine.

Nguyễn Vân (theo gov.uk Health)

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-tu-5-den-duoi-12-tuoi-nhung-dieu-cha-me-can-biet-169220414153050532.htm

 

 

Bài viết liên quan
MÙA LẠNH, LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH CÚM CHO TRẺ EM ?

Mùa đông lạnh, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi giúp cho virus cúm phát triển và gây bệnh “cúm mùa” cho con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng còn non yếu trẻ...


10 Dị vật gây nghẹt đường thở phổ biến: Nguy hiểm từ những… điều quen thuộc

Một số nguyên nhân gây hóc, sặc dị vật đường thở của trẻ phổ biến như: trẻ vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn. Ở tuổi này, trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn, đây là thời kỳ hành vi tay – miệng.


ĐỪNG QUÊN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 đang quay trở lại với chúng ta, hãy cùng nhau chung tay phòng chống dịch nhé các con!


PHÒNG CHỐNG CÁC DỊCH BỆNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Những bệnh trẻ thường gặp trong mùa hè, các mẹ cần chú ý nhé!


HỖ TRỢ TRẺ CHẬM NÓI- 7 GHI NHỚ DÀNH CHO BỐ MẸ

Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay, điều này khiến cho các bậc cha mẹ có rất nhiều lo lắng. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình.

Ngoài việc thăm khám và thực hiện chỉ định của bác sĩ, cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Dưới đây là 7 ghi nhớ dành cho cha mẹ có con bị chậm nói