• Giờ đón/trả trẻ : 6h45 - 17h15

Bộ Y tế khuyến cáo những việc cần làm khi trẻ sốt, ho, khó thở ở trường học

Ngay sau khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở: cần tiến hành các bước sau:

1. Đưa học sinh đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh.

2. Y tế nhà trường phối hợp với cha mẹ khai thác tiền sử tiếp xúc của học sinh (trong vòng 14 ngày trước đó có đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc gần với những người đi về từ vùng dịch, người nghi ngờ, người có xét nghiệm dương tính với COVID-19).

3. Tham vấn ý kiến của cán bộ y tế xã, phường hoặc y tế địa phương để khẳng định về tiền sử tiếp xúc dịch tễ.

4. Nếu không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì điều trị các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Phối hợp với cha mẹ đưa học sinh đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần.

Hướng dẫn của Bộ Y tế về những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho, khó thở tại trường học

5. Nếu có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì phối hợp cơ quan y tế tại địa phương đưa học sinh đến cơ sở y tế theo quy định để cách ly và điều trị.

6. Trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì nhà trường thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

Hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học

Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

Trước khi học sinh quay trở lại trường

1. Vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng).

2. Khử khuẩn trường học 01 lần: Phun hoặc lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng...

Hướng dẫn của Bộ Y tế về việc khử khuẩn tại trường học

Trong thời gian học sinh học tại trường

1. Mỗi ngày 01 lần, sau buổi học: Lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh.

2. Mỗi ngày 02 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày: Lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy.

3. Mỗi ngày 02 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh: Lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.

4. Mở cửa ra vào và cửa sổ lớp học, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.

5. Hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.

6. Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày.

7. Trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

P/V

Nguồn: Báo Sức khỏe&Đời sống

Bài viết liên quan
TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÂN ĐO - LỚP: NHỠ 2

Thời gian thực hiện: 06/09/2019
Tổng số trẻ: 35 trẻ


TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÂN ĐO - LỚP: LỚN 1

Thời gian thực hiện: 06/09/2019
Tổng số trẻ: 28 trẻ


TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÂN ĐO - LỚP: LỚN 2

Thời gian thực hiện: 06/09/2019
Tổng số trẻ: 31 trẻ


CẨM NANG 10 CÂU HỎI ĐÁP ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VIRUS CORONA MỚI (2019-nCoV)

Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona như thế nào ? Quý phụ huynh hãy tham khảo ngay 10 hỏi đáp về các biện pháp phòng chống và áp dụng để cùng bảo vệ bản thân và gia đình nhé.


BỘ Y TẾ và WHO KHUYẾN CÁO: Bảo vệ bản thân, phòng bệnh Viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona nCoV 2019

HÃY LUÔN GIỮ SỨC KHỎE CỦA BẠN KHI ĐI LẠI, DU LỊCH!!!

6 điều cần nhớ để phòng tránh dịch bệnh do virut CORONA mới  

 


10 Dị vật gây nghẹt đường thở phổ biến: Nguy hiểm từ những… điều quen thuộc

Một số nguyên nhân gây hóc, sặc dị vật đường thở của trẻ phổ biến như: trẻ vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn. Ở tuổi này, trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn, đây là thời kỳ hành vi tay – miệng.


ĐỪNG QUÊN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 đang quay trở lại với chúng ta, hãy cùng nhau chung tay phòng chống dịch nhé các con!


PHÒNG CHỐNG CÁC DỊCH BỆNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Những bệnh trẻ thường gặp trong mùa hè, các mẹ cần chú ý nhé!


HỖ TRỢ TRẺ CHẬM NÓI- 7 GHI NHỚ DÀNH CHO BỐ MẸ

Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay, điều này khiến cho các bậc cha mẹ có rất nhiều lo lắng. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình.

Ngoài việc thăm khám và thực hiện chỉ định của bác sĩ, cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Dưới đây là 7 ghi nhớ dành cho cha mẹ có con bị chậm nói


THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ TỪ 5 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI

1. Bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới trẻ em thế nào?

Đối với hầu hết trẻ em khi mắc COVID-19, hầu hết là bị nhẹ, có thể phải nghỉ học vài hôm để điều trị và thường ít khi dẫn tới biến chứng. Ở một số trẻ, triệu chứng COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài lâu hơn.

Hiện tại, biến thể Omicron dường như gây ra triệu chứng khá nhẹ, chủ yếu là ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, nếu các biến thể mới xuất hiện trong tương lai, cũng chưa thể biết các triệu chứng sẽ như thế nào.