• Giờ đón/trả trẻ : 6h45 - 17h15

DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

Trẻ mắc Covid-19 phải tăng cường thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu đạm, hạn chế đồ ngọt và mặn, uống nhiều nước, đặc biệt nước trái cây tươi.

Theo Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 tại nhà, của Bộ Y tế, người bệnh Covid-19 thường bị mất vị giác hoặc khứu giác, giảm khả năng ăn uống. Do vậy, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh suy dinh dưỡng.

Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng, gồm: ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

Bổ sung 1-2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi ăn ít do sốt, ho, mệt mỏi... Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc, đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng. Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng. Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Cha mẹ cần định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào. Chế độ ăn cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật).

Hàng ngày, trẻ phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm, gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.

Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp. Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600 ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ lớn hơn 2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức, đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị, phải `hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, hạn chế ăn quá mặn. Theo khuyến nghị, lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào. Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn, thay vào đó nên cho trẻ ăn những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

Cha mẹ cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ 3-5 ngày một lần để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không. Nếu trẻ có sụt cân từ 1-2% một tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ, theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào mỗi ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần tham vấn bác sĩ.

Một em bé mắc Covid-19 từng được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, những việc cần làm để hỗ trợ, chăm sóc con bị mắc Covid-19, là tâm sự, trấn an con, giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch bệnh. Trẻ có thể hiểu sai thông tin dẫn đến hoảng sợ. Hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện về Covid-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi. Cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học, lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.

Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải; tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ...

Nguồn https://vnexpress.net

Bài viết liên quan
SUỜN KHO TRỨNG CÚT VỚI NƯỚC DỪA

Ngày chủ nhật bố mẹ đã trổ tài cho các con ăn món gì ah! Hôm nay cô xin giới thiệu 1 món ăn mà chắc chắn các bạn nhỏ rất thích nè !

SUỜN KHO TRỨNG CÚT VỚI NƯỚC DỪA


Nấu cháo bột cho trẻ từ 6-12 tháng

Trong thời gian giãn cách xã hội trường mầm non 30.4 xin chia sẻ đến các quý phụ huynh một số kiến thức và kinh nghiệm trong việc chế biến và nấu các bữa ăn cho trẻ tại nhà.

 


Cách nấu cháo cho trẻ 12-24 tháng

Trong thời gian giãn cách xã hội trường mầm non 30.4 xin chia sẻ đến các quý phụ huynh một số kiến thức và kinh nghiệm trong việc chế biến và nấu các bữa ăn cho trẻ tại nhà.

 


DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ SỐT CAO

Mời các bố mẹ cùng xem cách chế biến món ăn cho trẻ bị ‘“sốt cao “do anh “Nguyễn Đức Thắng “nhân viên tổ dinh dưỡng trường mầm non Hoa Sen hướng dẫn nhé!


BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ CHẬM LỚN ĂN NGON VÀ TĂNG CÂN ĐÚNG CHUẨN

Chế độ ăn uống không hợp lý, trong đó thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng phổ biến, nếu để kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn… Vậy cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào để giúp trẻ ăn ngon và tăng cân đúng chuẩn?


THỰC ĐƠN TUẦN 1- THÁNG 9 NĂM 2022

Kính gửi : Qúy Cha mẹ học sinh

Bố mẹ hãy tham khảo thực đơn của các con ở trường nhé, hãy cùng với nhà trường xây dựng một chế độ ăn cân đối, hài hòa cho trẻ ngay tại nhà. Một bữa ăn dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại thực phẩm sẽ giúp cho trẻ phát triển mỗi ngày. 





THỰC ĐƠN THÁNG 10-2022

Nhà trường giới thiệu thực đơn tháng 10/2022 cho bố mẹ xem, Bố mẹ hãy tham khảo các bữa ăn của các con ở trường để có sự phối hợp hỗ trợ cho các con lúc ở nhà để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong một ngày.