• Giờ đón/trả trẻ : 6h45 - 17h15

PHÒNG CHỐNG CÁC DỊCH BỆNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Mùa hè là thời điểm thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus...phát triển. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh và các cô giáo cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè.

1. Tiêu chảy: nhất là tiêu chảy cấp, mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy, do nắng nóng thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.

2. Ngộ độc thức ăn: thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo qui trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em

3. Viêm đường hô hấp cấp tính: thời tiết oi bức làm bùng phát những căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm A-mi-đan, viêm VA…, hầu hết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi là do nhiễm siêu vi trùng.

Khi bị bệnh trẻ thường bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí nhức đầu, buồn nôn, nôn… khiến trẻ mệt đừ và khó ăn uống , khi thấy trẻ bệnh phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

4. Nhiễm siêu vi: ghi nhận tại những bệnh viện nhi, mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ vì trẻ thường bị sốt cao, một số trẻ có biểu hiện như buồn nôn hay nôn rất nhiều khiến cha mẹ rất lo lắng…

☄️☄️Những bệnh “đến hẹn lại lên”

1. Bệnh thủy đậu (trái rạ): vẫn được xem là bệnh phổ biến ở trẻ em vì bệnh rất dễ lây lan cho trẻ qua con đường hô hấp bệnh thường xuất hiện theo mùa, tầm khoảng tháng 2 – tháng 6 hàng năm, tháng cao điểm nhất thường rơi vào tháng 4.

2. Nhóm bệnh sởi – quai bị - Rubella: cũng giống như bệnh thủy đậu ( trái rạ) , nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, bệnh này cũng thường phổ biến vào tầm tháng 2 – tháng 6 hàng năm.

Với bệnh sởi, nếu theo dõi và chăm sóc không đúng cách có thể gặp những biến chứng nguy hiểm đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Bệnh quai bị có thể gây biến chứng “vô sinh” ở nam giới, bệnh Rubella nếu phụ nữ không may bị nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Hiện tại bệnh cũng có thể phòng ngừa chủ động bằng vắc xin 3 trong 1.

3. Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B): mùa nắng nóng, theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường tăng cao hơn vào đầu mùa mưa (tầm tháng 6 – tháng 7), bệnh thường xảy ra ở khu vực phía Bắc, miền Nam hiếm xảy ra hơn. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Một điều may mắn là hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.

4. Viêm màng não ở trẻ em: Bệnh này thường có xu hướng gia tăng trong dịp hè nắng nóng, nhất là tình trạng trẻ nhập viện do viêm màng não thường phổ biến vào thời điểm này. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho trẻ em, nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhiều trẻ mắc bệnh quá nặng nếu điều trị thành công cũng thường để lại nhiều di chứng nặng nề như trẻ bị bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh... Hiện tại bệnh cũng đã có vắc xin phòng ngừa rất hiệu quả khi trẻ được 2 tháng tuổi.

☄️☄️Những bệnh xảy ra quanh năm

1. Bệnh tay chân miệng: hiện tại bệnh xuất hiện quanh năm trên cả nước, thường gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường.

Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó… nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

2. Sốt xuất huyết: bệnh phổ biến quanh năm nhưng thường có chiều hướng gia tăng vào mùa mưa (mùa hè). Khi nghi ngờ trẻ sốt cao liên tục 2 – 7 ngày kèm những biểu hiện xuất huyết da niêm như chấm/mảng xuất huyết bất thường, trẻ bị chảy máu cam (máu mũi), chảy máu chân răng hoặc xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi tiêu phân đen… Phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả.

3. Các bệnh lý khác: với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu, hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng.

👉Để phòng tránh các bệnh thường gặp trong mùa hè cho trẻ các bậc cha mẹ và các cô giáo cần chăm sóc trẻ chu đáo ,quan tâm các con nhiều hơn để các con có một sức khỏe thật tốt nhé !

# nguồn tham khảo

Có thể là hình ảnh về trẻ em

Bài viết liên quan
Bộ Y tế khuyến cáo những việc cần làm khi trẻ sốt, ho, khó thở ở trường học

Để công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo khi những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học, đồng thời hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học.

Những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho, khó thở tại trường học


LỢI VÀ HẠI CỦA VIỆC CHO TRẺ XEM TI VI

Các phụ huynh ngày nay rất sợ cho trẻ xem tivi. Nhiều người cắt cáp, đặt mật khẩu, thậm chí là... cầm theo điều khiển để trẻ ở nhà không thể tự mở xem.


MÙA LẠNH, LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH CÚM CHO TRẺ EM ?

Mùa đông lạnh, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi giúp cho virus cúm phát triển và gây bệnh “cúm mùa” cho con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng còn non yếu trẻ...


10 Dị vật gây nghẹt đường thở phổ biến: Nguy hiểm từ những… điều quen thuộc

Một số nguyên nhân gây hóc, sặc dị vật đường thở của trẻ phổ biến như: trẻ vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn. Ở tuổi này, trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn, đây là thời kỳ hành vi tay – miệng.


ĐỪNG QUÊN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 đang quay trở lại với chúng ta, hãy cùng nhau chung tay phòng chống dịch nhé các con!


HỖ TRỢ TRẺ CHẬM NÓI- 7 GHI NHỚ DÀNH CHO BỐ MẸ

Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay, điều này khiến cho các bậc cha mẹ có rất nhiều lo lắng. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình.

Ngoài việc thăm khám và thực hiện chỉ định của bác sĩ, cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Dưới đây là 7 ghi nhớ dành cho cha mẹ có con bị chậm nói


THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ TỪ 5 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI

1. Bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới trẻ em thế nào?

Đối với hầu hết trẻ em khi mắc COVID-19, hầu hết là bị nhẹ, có thể phải nghỉ học vài hôm để điều trị và thường ít khi dẫn tới biến chứng. Ở một số trẻ, triệu chứng COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài lâu hơn.

Hiện tại, biến thể Omicron dường như gây ra triệu chứng khá nhẹ, chủ yếu là ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, nếu các biến thể mới xuất hiện trong tương lai, cũng chưa thể biết các triệu chứng sẽ như thế nào.